4 thg 8, 2015

Bán chung cư Hồ Gươm Plaza chính chủ chỉ với 23 triệu/m2

Bán chung cư Hồ Gươm Palza. Căn số 11 tầng 22, DT 126m2, Chỉ cần trả 1,65 tỷ về ở ngay. Còn lại 1,5 tỷ được trả chậm cho chủ đầu tư trong 15 tháng ko tính lãi. 

chung cư hồ gươm plaza 126m2 chính chủ giá ưu đãi


Nội thất đầy đủ: sàn gỗ syncho, trần thạch cao, thiết bị WC to to, tủ bếp hiện đại điều hòa 2 chiều, nóng lạnh đầy đủ. Đã lắp giàn phơi, lưới an toàn, cửa sắt phía ngoài. 
3pn, ban công Đông Nam, Cửa Tây Bắc
LH: chị Ms Liễu : 0981113977

2 thg 8, 2015

Bán căn hộ cao cấp cần phải biết cách

Độ cạnh tranh khốc liệt trong ngành bất động sản tại Việt Nam, cùng với những biến động gay gắt vài năm trở lại đây trong lĩnh vực này, đã và đang trở thành vấn đề nan giải của các nhà đầu tư khi hướng tới việc bán căn hộ cao cấp nói riêng cũng như hướng tới bán bất động sản nói chung tại Việt Nam.

bán căn hộ cao cấp


Tuy nhiên, mặc dù trong thời điểm hiện tại gặp nhiều khó khăn trong việc bán căn hộ cao cấp nhưng nếu các nhà đầu tư “biết cách”, thì vẫn còn nhiều lối thoát cho vấn đề này.

Bán căn hộ cao cấp phải nắm được tâm lý

Việc nắm bắt được thị hiếu và tâm lý của người mua là điều tiên quyết.

Một chuyên gia tư vấn thị trường bất sản lưu ý với các nhà đầu tư:

“Người mua nhà không chỉ chọn mua một ngôi nhà, một căn hộ cao cấp mà họ mua cả không gian xung quanh…, mua cả hàng xóm nữa.”

Cái được chọn mua đó có thể là bầu sinh quyển cho ngôi nhà, cái để cho ngôi nhà được hô hấp đó là theo cách nói của Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính trong một bài viết đăng trên tạp chí Nhà Đẹp.

Bầu sinh quyển cũng không chỉ gồm các yếu tố vật lý tự nhiên, mà còn mang hơi thở xã hội. Trong một nhóm quần cư, các căn hộ cần có chung ngôn ngữ kiến trúc, đã đành; chúng còn phải cất tiếng, mở lòng được với nhau, không được cửa đóng then cài im ỉm.

Thuở đất còn rộng, người còn thưa, không gian sinh quyển như cứ tự nhiên mà thành, dường như được trời cho, và “kho trời” tưởng chừng vô tận. Nhưng đến nay, tại nhiều khu đô thị mới, người cư ngụ phải trả giá cho từng mét vuông hữu ích” để có thể an tâm đi lại hít thở mỗi khi bước chân ra khỏi cái không gian của điện máy điều hòa nhiệt độ. Bầu sinh quyển lúc này phải do chính con người tạo lập và chăm sóc, không gian chung đến từng mảng cỏ, bụi cây, mặt nước nhỏ to; ngay cả nắng gió khí trời cũng phải biết cách mà đón, và phải tốn tiền, tất nhiên – mới được hưởng trong lành. – Người mua luôn mong muốn những điều đó.

“Dù sở hữu riêng hay chung, mặt nước luôn soi bóng công trình kiến trúc – là một cách để nhân đôi hình ảnh và gia tăng giá trị của căn hộ cao cấp”

Cái sự biết cách ấy chính là tư duy của nhà thiết kế, quy hoạch trước khi nghĩ tới việc bán căn hộ cao cấp. Đó là những cảm nhận của dân cư mong muốn có được

Biết trả tiền cho sự biết cách ấy chính là tư duy nên có của nhà đầu tư dự án, của người mua căn hộ cao cấp hoặc người mua đất xây nhà.

Ở đây, Đảo Kim Cương không nói đến hoàn cảnh “cái khó bó cái khôn” của nhiều cư dân đô thị chưa đủ sức đầu tư cho một nơi rộng rãi đàng hoàng. Cũng không nói đến tương quan trong và ngoài nhà: Do một số vị chủ đầu tư quá tự tin vào khả năng thẩm mỹ nội thất của chính mình, khiến cho không gian bên ngoài dù đẹp dù thoáng nhưng cách bày biện bên trong ngôi nhà lại chẳng tương hợp chút nào, quá uổng!

Bán căn hộ cao cấp cần định giá chặt chẽ

Tất nhiên việc rao bán một căn hộ hay một bất sản thì ai cũng muốn đạt được lợi nhuận cao nhất. Nhưng không vì thế mà chủ đầu tư đẩy giá cao lên trời, làm cho những khách hàng tiềm năng phải quay lưng lại vì quá mắc. Vì thế nhà đầu tư quy hoạch cần cân nhắc kỹ trong khoản này. Cần phải nắm bắt thị trường chung, và biến động của tài chính Việt Nam và Thế giới để đưa ra một mức giá hợp lý khi nghĩ đến việc bán căn hộ cao cấp.

Biết cách xác định đối tượng để bán căn hộ cao cấp

Nghĩ đến 2 chữ “cao cấp” thì đương nhiên giá trị của căn hộ đó không hề rẻ chút nào. Người có thu nhập thấp sẽ không có điều kiện để mua được những căn hộ cao cấp như thế. Cho nên việc biết cách xác định đối tượng mà chủ đầu tư nhắm tới sẽ là bước nhảy lớn trong viêc “nhanh” bán căn hộ cao cấp. Đối tượng giàu có, thu nhập cao sẽ là lựa chọn số 1.

Sandatviet mong muốn mang đến cho khách hàng và các nhà đầu tư những hiểu biết và trải nghiệm đúng nhất về tâm lý của người mua khi họ quyết định “giao” cuộc sống của họ trên mảnh đất đó!

Nguồn :  Sưu tầm

1 thg 8, 2015

Hà Nội mạnh tay xử lý các dự án nhà ở không khắc phục vi phạm

Để đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là giấy chứng nhận) cho người mua nhà ở tại các dự án phát triển nhà ở, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt.

dự án không khắc phục vi phạm


Đặc biệt là việc cơ quan chức năng đã thành lập các Tổ công tác liên ngành để thanh-kiểm tra, kết luận đối với từng trường hợp vi phạm trước khi cấp giấy chứng nhận.

Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, cho biết từ kết quả kiểm tra tại hơn 60 dự án trên địa bàn và tổng hợp các dạng xử lý vi phạm của chủ đầu tư, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã có những chỉ đạo cụ thể.

Đối với các trường hợp vi phạm (đặc biệt các trường hợp tự chuyển mục đích sử dụng đất, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính, xây dựng sai quy hoạch, sai giấy phép xây dựng, chuyển nhượng dự án trái pháp luật), Sở Tài nguyên và Môi trường (đại diện cho Tổ công tác liên ngành thành phố) phải khẩn trương kết luận, đề xuất thành phố xử lý, khắc phục vi phạm đối với từng dự án cụ thể theo đúng quy định của pháp luật.

Đáng lưu ý, theo chỉ đạo của Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh, trong thời gian chủ đầu tư, các cơ quan chức năng xử lý, khắc phục vi phạm, Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét cấp giấy chứng nhận cho các hộ gia đình, cá nhân đã hoàn thành nghĩa vụ với chủ đầu tư theo quy định tại Quyết định số 24/2014/QĐ-Ủy ban Nhân dân mà không đợi kết quả xử lý tồn tại, vi phạm theo chỉ đạo trước đây của thành phố.

Lãnh đạo thành phố Hà Nội cũng yêu cầu trên cơ sở kết luận thanh tra đã xác định cụ thể các hành vi, mức độ vi phạm pháp luật của chủ đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đề xuất các biện pháp hành chính, kinh tế để xử lý, khắc phục vi phạm.

Đối với các trường hợp có dấu hiệu vi phạm hình sự đề nghị chuyển cơ quan Công an xử lý.

Theo ông Nghĩa, để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục những tồn tại trong quá trình triển khai các dự án nhà ở, Sở đang kiến nghị thành phố xử lý đối với từng trường hợp.

Cụ thể, đối với chủ đầu tư mới được chấp thuận chủ trương thực hiện dự án, đã được phê duyệt quy hoạch nhưng chưa hoàn thành thủ tục pháp lý về đất đai (chưa làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, chưa có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan có thẩm quyền) và tự ý chuyển nhượng dự án cho chủ đầu tư khác, nay bên nhận chuyển nhượng đã bán nhà cho người mua nhà thì cho phép công nhận việc chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư và việc chuyển nhượng dự án giữa các công ty.

Tuy nhiên, chủ đầu tư phải có trách nhiệm kê khai nộp các khoản nghĩa vụ tài chính khi thực hiện chuyển nhượng và nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách Nhà nước.

Đối với chủ đầu tư cấp 1 được Nhà nước giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, đã tự chuyển nhượng dự án cho đơn vị thứ cấp (xây dựng dự án thành phần), nhưng không làm thủ tục chuyển quyền theo quy định của pháp luật đất đai, nay chủ đầu tư thứ cấp đứng tên bán nhà cho người mua nhà thì cho phép chủ đầu tư lập hồ sơ trình Ủy ban Nhân dân thành phố quyết định công nhận việc chuyển quyền giữa các chủ đầu tư.

Chủ đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo chính sách tại thời điểm chuyển nhượng dự án.

Đối với trường hợp nợ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, tiền phạt chậm nộp hoặc nợ tiền sử dụng đất hoặc phải nộp nghĩa vụ tài chính bổ sung do điều chỉnh quy hoạch hoặc chuyển đổi công năng, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị thành phố giao Sở chủ trì cùng Cục Thuế Hà Nội thông báo yêu cầu chủ đầu tư nộp ngay.

Các trường hợp có sai phạm điều chỉnh diện tích, mật độ xây dựng, tăng số tầng, chuyển đổi công năng các tầng kỹ thuật thành nhà ở thì Sở chủ trì cùng các ngành rà soát, tính toán thu bổ sung nghĩa vụ tài chính.

Đối với trường hợp đã hoàn thành thủ tục pháp lý về đất đai, nhưng diện tích nhà ở đã xây có sai phạm như vượt số tầng, vượt diện tích xây dựng theo thiết kế hoặc giấy phép xây dựng được cấp, sử dụng sai công năng một số tầng trong tòa nhà thì buộc các chủ đầu tư liên hệ với các ngành chức năng để hoàn thiện các thủ tục.

Trường hợp xây dựng không có giấy phép, chủ đầu tư báo cáo Sở Xây dựng để được hướng dẫn xử lý các sai phạm và xem xét công nhận công trình theo hiện trạng.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng kiến nghị trường hợp công ty mẹ được giao đất thực hiện các dự án phát triển nhà ở nhưng đã có văn bản ủy quyền hoặc giao nhiệm vụ cho công ty con thực hiện đầu tư và đứng tên ký kết hợp đồng bán nhà ở; cho phép công nhận hồ sơ bán nhà do công ty con thực hiện đầu tư, xây dựng và đứng tên ký kết hợp đồng bán nhà ở.

Trường hợp có chuyển nhượng dự án giữa công ty mẹ và công ty con, cho phép chủ đầu tư lập hồ sơ trình thành phố quyết định công nhận việc chuyển nhượng dự án. Chủ đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ tài chính tại thời điểm chuyển nhượng.

Đề cập đến các chế tài xử lý vi phạm, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Nguyễn Hữu Nghĩa cho biết, Sở đề xuất trường hợp chủ đầu tư không khắc phục các vi phạm trên sẽ kiên quyết áp dụng các biện pháp mạnh như thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và đề xuất phong tỏa tài khoản tại ngân hàng đối với chủ đầu tư; thu hồi đất hoặc thu hồi quỹ nhà chưa bán, tương ứng với nghĩa vụ tài chính chủ đầu tư chưa nộp vào ngân sách tại dự án để tạo quỹ nhà cho thành phố.

Ngoài ra, Sở cũng kiến nghị kiên quyết không giao đất để thực hiện dự án trên địa bàn thành phố; đồng thời thông báo trên phạm vi cả nước không giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Thời gian qua, cùng với việc chủ động phối hợp với các sở, ngành, quận, huyện, thị xã để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà tại các dự án, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã yêu cầu tất cả các chủ đầu tư sau khi hoàn thành xây dựng, bàn giao nhà ở cho người mua phải có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện và nộp hồ sơ đăng ký, cấp giấy chứng nhận thay cho người mua hoặc cung cấp hồ sơ cho người mua tự đăng ký cấp giấy theo quy định tại Điều 72 của Nghị định số 43/NĐ-CP, kể cả trường hợp đang có vi phạm pháp luật đất đai, pháp luật xây dựng.

Thành phố đã quyết định giao cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (trực thuộc Sở) thực hiện việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà ở dự án để khắc phục tình trạng tồn đọng hồ sơ, chậm trễ tại các quận, huyện.

Kết quả, chỉ tính riêng năm 2014, toàn thành phố đã cấp được 40.500 giấy chứng nhận trên tổng số gần 70.000 căn hộ, nhà biệt thự, liền kề tại các dự án chưa được cấp giấy chứng nhận tại thời điểm đó.

Sáu tháng đầu năm 2015, thực hiện theo Luật Đất đai 2013, cấp giấy chứng nhận theo nhu cầu của người dân, thành phố đã cấp được 16.000 giấy chứng nhận cho các đối tượng này./.

Nguồn :  Hà Thúy Liễu (TTXVN/Vietnam+)